HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO HÌNH “BÉ LÀM TRANH THỦY ẤN”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Hoạt động tạo hình: BÉ LÀM TRANH THỦY ẤN
        Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp dẫn nhất đối trẻ mẫu giáo. Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ tìm hiểu và thể hiện sản phẩm một cách tự nhiên, sinh động, sáng tạo từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Đặc biệt hoạt động tạo hình phát triển cho trẻ kỹ năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống, khơi gợi ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán… giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
          + Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.
          + Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay, cổ tay,các cơ bàn tay…… Giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt.
          + Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.
      Đặc biệt hơn nữa hoạt động tạo hình của trẻ mầm non còn là nền tảng để trẻ tiếp tục sáng tạo hơn nữa trong những bậc học tiếp theo.
Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy trong các hoạt động khác nhau.
          Hiểu được vai trò và ý nghĩa của hoạt động tạo hình với trẻ, các cô giáo ở trường Mầm non Nghĩa Hòa luôn tìm tòi, tổ chức nhiều nội dung cho trẻ trong các hoạt động tạo hình. Trẻ rất thích thú và hăng hái tham gia và có nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo…Đối với lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, các cô giáo lớp Chồi A phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn đưa hoạt động tạo hình mới lạ vào tổ chức cho trẻ trải nghiệm là “LÀM TRANH THỦY ẤN” 
          Thủy ấn– nghe thì rất lạ nhưng thực tế môn nghệ thuật này đã có từ rất lâu. Thủy ấn là phương pháp vẽ, thiết kế trên bề mặt nước, tạo vân màu. Các hoa văn tinh tế sẽ được tạo ra trên giấy khi màu mực nổi trên mặt nước. Để thực hiện một bức tranh thủy ấn phải thả màu loang tự do trên mặt nước để vân màu tạo ra ngẫu nhiên, sau đó nhúng vật cần nhuộm vào để màu bám chắc trên bề mặt. Kỹ thuật in độc đáo này đã được cô giáo lớp Chồi A, Trường Mầm non Nghĩa Hòa tìm hiểu rất kỹ để tổ chức hoạt động cho các bé thực hiện nhằm lan tỏa nét độc đáo, tạo trí tưởng tượng và phát triển thẩm mỹ, rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ làm tiền đề để trẻ phát triển ở lớp kế tiếp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC BÉ LỚP CHỒI A LÀM TRANH THỦY ẤN